Quantcast
Channel: Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ - Văn hóa
Viewing all articles
Browse latest Browse all 20

Diễn đàn văn học Việt-Mỹ: "Nhìn lại và phát triển"

$
0
0

Ngày 7/3, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức họp báo công bố về Diễn đàn Văn học Việt – Mỹ: “Nhìn lại và phát triển” sẽ diễn ra tại Huế ngày 9/3 với sự tham dự của đông đảo các nhà văn, nhà thơ đến từ hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ.
 
Đây là một hoạt động lớn nhằm ôn lại những kỷ niệm của giới văn học hai nước trong chặng đường 20 năm qua. Chiến tranh đã lùi xa, những người đang sống cho hiện tại và tương lai đã quên đi những mặc cảm, thù hằn để cùng nhau xây đắp mối quan hệ tốt đẹp, mà trong đó văn chương và thơ ca là ngôn ngữ chuyển tải sinh động, giàu tình cảm nhất giúp con người ngày càng hiểu văn hóa và xích lại gần nhau.
 
Diễn đàn này sẽ đánh giá việc dịch và giới thiệu văn học Việt Nam tới bạn đọc Mỹ trong chặng đường dài đã qua, đồng thời cùng nhau bàn luận về sự hợp tác giới thiệu nền văn chương của hai nước với nhau.
 
Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Ủy Ban toàn quốc Liên Hiệp các hội văn học Nghệ thuật, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng, đây là sự kiện giao lưu quan trọng, hết sức ấn tượng không chỉ của nhà văn là cựu chiến binh chiến tranh, mà còn là diễn đàn để nhà văn trẻ tiếp bước lịch sử. Đây còn là cuộc đối thoại mới giữa hai quốc gia khác nhau về ý thức hệ, văn hóa, ngôn ngữ mà phải rất khó khăn vất vả mới tổ chức được vì phải vượt qua rất nhiều giới hạn không gian, thời gian, nhận thức và định kiến.

20 năm qua, Việt – Mỹ đã thiết lập được cây cầu về tinh thần và tình hữu nghị, thu hẹp khoảng cách giữa nhân hai nước, đặc biệt các nhà văn trẻ sẽ làm được nhiều việc tốt hơn dựa trên nền tảng mà thế hệ đi trước đã gây dựng.
 
Theo nhà thơ, tiến sĩ văn học, giáo sư Đại học Massachusetts Boston (Mỹ), Giám đốc Trung tâm William Joiner (Trung tâm nghiên cứu chiến tranh và những hậu quả xã hội và thông qua văn học), chúng ta cần phải hiểu nhau hơn và nỗ lực làm cho thế giới thêm gần gũi, các bạn Việt Nam từng sống dưới bom đạn hiểu và khát vọng hòa bình hơn ai hết. Vì vậy, các nhà văn Việt Nam khi sang Mỹ chúng tôi đều đưa họ đi tiếp xúc, giao lưu với các nhà văn Mỹ; đồng thời giới thiệu, biên dịch các tác phẩm văn học Việt Nam trên các ấn phẩm, tạp chí ở Mỹ và tới đây đang bàn luận với Hội Nhà văn Việt Nam để xuất bản những tập thơ song ngữ.
 
Trung tâm William Joiner là tổ chức phi chính phủ ở Mỹ với các thành viên là các nhà văn tên tuổi trong văn đàn Mỹ như: Grace Paley, Larry Heinemann, Tim O Brien, Bruce Weigl, Yusef omnyakaa, Philip Caputo, Fred Marchant, Martha Collins… đã bền bỉ suốt mấy chục năm qua trong việc giới thiệu các nhà văn Việt Nam và tác phẩm của họ tới công chúng Mỹ.

Việt Nam là mối quan tâm lớn nhất của Trung tâm trên nhiều phương diện như tác động liên tục và mạnh mẽ vào nhiều chính khách, tầng lớp tri thức và công chúng Mỹ nhằm phá bỏ hàng rào cấm vận của Chính phủ Mỹ chống Việt Nam; tập hợp rộng rãi các cựu chiến binh Mỹ từng tham gia phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam kêu gọi Chính phủ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
 
Trung Tâm cũng đã đưa 100 nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ sỹ Việt Nam đến Mỹ tạo ra các diễn đàn tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức văn hóa xã hội, các trung tâm văn bút và cả trên báo chí, đài phát thanh ở Mỹ để họ có cơ hội tốt nhất tuyên truyền về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam cho công chúng Mỹ; góp phần tích cực hàn gắn vết thương chiến tranh; tạo điều kiện cho 100 lượt nhà văn Mỹ sang tìm hiểu thực tế ở Việt Nam, giúp họ tiếp cận rộng rãi với các nhân chứng, các nguồn tư liệu, các hậu quả chiến tranh để lại; tổ chức nhiều cuộc hội thảo giúp nhà văn Mỹ tìm hiểu lịch sử Việt Nam…
 
Nhân dịp này, Nhà xuất bản Hội Nhà văn đã cho biên dịch và xuất bản tập thơ “Tiếng vọng từ bờ kia thế giới” gồm hàng trăm bài thơ của nhà thơ, nhà văn Mỹ viết về văn hoá và chiến tranh Việt Nam./.
 


Viewing all articles
Browse latest Browse all 20

Trending Articles